Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2022

Vén màn bí mật nghề bán giày hiếm giá cao

 Nhiều Gen Z tại Ấn Độ đã tham gia vào ngành công nghiệp bán lại giày phiên bản giới hạn để làm giàu, bất chấp rủi ro.


Năm 17 tuổi, Vedant Lamba, sinh năm 1999, Giày Dior siêu cấp chủ sở hữu một cửa hàng thời trang và giày thể thao resell (bán lại những đôi giày thể thao phiên bản giới hạn với giá cao) ở Mumbai, tự mua một đôi Adidas NMD với giá 163 USD (khoảng 3,7 triệu đồng). Diện giày mới ra ngoài, anh cảm giác bản thân "như một vị thần".

"Lúc phát hiện các cửa hàng chính hãng đã hết phiên bản này, tôi thử tìm kiếm ở những nơi khác và nhận ra chúng đang được bán với mức giá cắt cổ", Lamba nói.

Ngành resell (mua từ các nhà phân phối chính hãng và bán lại cho người tiêu dùng) khá phổ biến trên thế giới với doanh thu có thể lên tới 30 tỷ USD vào năm 2030. Tại Ấn Độ, đất nước tiêu thụ giày dép lớn thứ hai trên thế giới, xu hướng sưu tập giày hiếm để bán lại với giá cao đang bùng nổ mạnh mẽ.

Theo Lamba, người Ấn Độ thích phô trương sự giàu có bằng địa vị, vàng hay tài sản. Và ngày nay là giày.

Likhit Sreenivas, 17 tuổi, bắt đầu bán lại giày sneaker giá cao từ 4 năm trước. Cậu nhận ra rằng thị trường giày thể thao ở Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn từ người nổi tiếng. Nhiều người sẵn sàng chi 10.000 USD khi thấy nghệ sĩ đi đôi Air Jordan Dior, dù không hiểu gì về hãng nãy. "Thứ duy nhất họ biết Dior là thương hiệu cao cấp", Sreenivas nói.

Những đôi giày như Nike Air Jordan hay Adidas Yeezy chỉ được các hãng bán ra thị trường trong khoảng thời gian ngắn. Để sở hữu, người săn giày phải có "tay trong" là nhân viên tại cửa hàng của Nike, Adidas,Duybrand  hoặc nhờ bạn bè, người thân ở nước ngoài.

"90% những đôi giày thể thao bản giới hạn thường có sẵn hàng ở Ấn Độ, nhưng rất ít người tiêu dùng thông thường mua được chúng", Anchit Kapil, 34 tuổi, đồng sáng lập hãng bán lẻ giày thể thao và thời trang CrepDog Crew nói.

Theo Kapil, các cửa hàng giày thường liên hệ trực tiếp với nhà phân phối để lấy hàng. Đây là điều người dân không thể nào làm được, dù xếp hàng hai ngày trước cửa hàng hay chờ 5 tiếng trước máy tính, xác suất mua được chỉ 0,1%.

Để tăng cơ hội nằm trong nhóm 0,1%, nhiều người sử dụng phần mềm tự động (bot) để thực hiện quy trình đặt hàng, thanh toán "chỉ trong một chớp mắt".

Ishan Chauhan, 18 tuổi, một tiểu thương bán lại giày tại Delhi, thừa nhận đã dùng bot Nike cho việc kinh doanh. "Chúng không đảm bảo bạn mua được, nhưng ít nhất nó giúp cơ hội mua được tăng lên nhiều lần", Ishan nói.

Số lượng bán ra thấp, nhu cầu mua cao, khiến nghề bán lại giày thể thao cao cấp trở thành món đầu tư siêu lợi nhuận với Gen Z.

Nhiều người trẻ đổ xô vào ngành resell giày khiến thị trường này dần nóng lên. Tuy nhiên thiếu kinh nghiệm từ thực tế sẽ khiến họ "ngã đau", đặc biệt là các chiêu trò lừa đảo.









Đôi giày Nike Air Jordan Dior trong cửa hàng của CrepDog Crew. Đây là mẫu giày thể thao phiên bản giới hạn có giá bán bị "đẩy lên trời" bởi sự khan hiếm. Ảnh: CrepDog Crew.

Tháng 10/2020, Kabir Singh, 17 tuổi, thử kinh doanh giày hiệu bằng cách lập một nhóm chat độc quyền trên WhatsApp. Các thành viên phải trả phí 134 USD để tiếp cận các đơn hàng hiếm.

Tại đây, Singh biết đến Sanchit Gupta, 27 tuổi. Sau nhiều tháng kinh doanh, Singh hợp tác với Gupta, đồng ý cho sử dụng chung tài khoản để giao dịch, kiếm tiền. "Thời gian đầu, Gupta buôn bán sòng phẳng, khi tôi bận ôn thi anh ta sẽ nhận tiền của khách để mua giày. Một thời gian sau, không một khách nào nhận được giày dù đã thanh toán", Singh nói. Không chỉ ăn chặn của khách, Gupta công khai tố ngược Singh là kẻ lừa đảo.

"Anh ta nói với khách hàng tôi là người chịu trách nhiệm. Mọi người bắt đầu đe doạ sẽ hành hung nếu tôi không trả tiền", Singh kể. Mọi chuyện chỉ dừng lại khi gia đình của Singh phải đưa cho Gupto 20.000 USD để ngăn những lời nói dối.

Thiếu kinh nghiệm cũng dễ khiến các nhà kinh doanh trẻ dễ mua phải hàng giả.

Kavaya Garg, 18 tuổi từng nhận một đôi giày giả khi cố mua chúng với giá rẻ do không nhiều vốn. "May mắn tôi đã kiểm tra lại trước khi giao cho khách. Từ đó tôi hiểu được sự quan trọng của việc xác minh hàng thật, giả", anh nói.

Dễ dàng thu lợi nhuận nhưng đa phần người trẻ cho rằng công việc này không thật sự đem lại sự ổn định về lâu dài. "Tôi không cho rằng đây là công việc kinh doanh bền vững",DIOR Rishubh SV, 20 tuổi, chủ đại lý đến từ Bengalury, nói.

Chủ đại lý phân phối giày đánh giá, resell giày có thể phát triển trong 5 năm đến 10 năm tới, nhưng không thể là mãi mãi.


【Bài viết liên quan】:duybrandabsorb

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thời trang Hip-hop: từ đường phố lên sàn runway như thế nào?

  Hip-hop ra đời vào những năm 70 của thế kỉ trước, thứ âm nhạc mới mẻ được ‘‘thai nghén’’ để phản ánh hiện thực cuộc sống khắc nghiệt của n...